Mất Ngủ: Thông Tin Chính Xác Về Bệnh Được Chuyên Gia Chia Sẻ
Mất ngủ là căn bệnh ngày càng phổ biến với mọi đối tượng, từ trẻ đến già đều có khả năng mắc bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chính xác về bệnh được chính những chuyên gia chia sẻ.
Mất ngủ là bệnh gì?
Giấc ngủ được mệnh danh là chìa khóa vàng giúp cơ thể con người tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Theo các chuyên gia, chất lượng của giấc ngủ được đánh giá qua thời gian ngủ và cảm giác thư thái, khỏe mạnh sau thức dậy.
Trung bình mỗi người cần ngủ sâu từ 7- 8 tiếng và trẻ em thì ngủ nhiều hơn để hệ thần kinh trung ương và các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, thanh thải độc tốc. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Mất ngủ tiếng anh là insomnia là tình trạng giấc ngủ bị rối loạn. Theo đó, người bệnh sẽ khó có thể chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, thường xuyên nằm mơ, tỉnh giấc giữa đêm hoặc bị uể oải, cáu gắt sau khi thức dậy,…
Theo các chuyên gia, mất ngủ là một dạng rối loạn thần kinh chủ yếu tập trung ở người cao tuổi do quá trình sản sinh Hormone Melatonin bị rối loạn. Tuy nhiên hiện nay, con số này đang có xu hướng trẻ hóa và tập trung ở giới văn phòng.
Theo thống kê cho thấy có khoảng 25% trường hợp bị mất ngủ rơi vào độ tuổi từ 18-30, trong đó phụ nữ có nguy cơ mất ngủ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
Mất ngủ được chia làm 2 loại chính là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Cụ thể:
Mất ngủ cấp tính
Là tình trạng bị mất ngủ chỉ xảy ra trong khoảng vài tuần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thói quen sinh hoạt, ăn uống và ảnh hưởng của các bệnh lý cấp tính như đau răng, ho, sốt. Ngoài ra một số trường hợp bị mất ngủ cấp tính còn bởi sự dư chấn tinh thần nặng nề, khối lượng công việc quá lớn,…
Thông thường mất ngủ tạm thời sẽ không cần phải điều trị y tế. Tình trạng này có thể tự thuyên giảm sau ngày khi người bệnh ổn định giờ giấc sinh hoạt và giải tỏa được căng thẳng.
Mất ngủ mãn tính
Là tình trạng mất ngủ thường xuyên, khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài, ít nhất là 3 đêm/ tuần. Tình trạng này xảy ra thường là do ảnh hưởng của tuổi tác, các chất kích thích và bệnh mãn tính như viêm phế quản, cao huyết áp, trầm cảm,…
Triệu chứng
Bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân. Theo các chuyên gia tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng người mà triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác biệt.
Cụ thể các triệu chứng khó ngủ điển hình mà người bệnh thường gặp gồm:
- Người bệnh khó chìm vào giấc ngủ, trằn trọc cả đêm ngay cả khi có cảm giác buồn ngủ.
- Bị tỉnh giấc giữa đêm hoặc thức dậy sớm hơn bình thường sau đó khó đi vào giấc ngủ lại.
- Sau khi ngủ dậy có cảm giác mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung và dường như không phục hồi được năng lượng cho ngày mới.
- Luôn trong trạng thái uể oải, lờ đờ, khó tỉnh táo khi làm việc.
- Gặp khó khăn trong việc giải quyết các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
- Thường xuyên khó chịu và cáu gắt với người thân.
Tình trạng này nếu xuất hiện kéo dài trong một thời gian người bệnh cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng mất ngủ nghiêm trọng.
Nguyên nhân
Mất ngủ khó ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh có thể do các yếu tố chủ quan xuất phát từ người bệnh nhưng cũng có thể do ngoại cảnh tác động. Cụ thể các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp gồm:
- Tuổi tác: Thực tế cho thấy, khi tuổi càng cao thời gian ngủ sẽ trở nên ít đi. Lý giải tình trạng này các chuyên gia cho biết khi tuổi cao khả năng sản sinh Melatonin của cơ thể sẽ suy giảm dẫn đến tình trạng khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu khi có tác động.
- Ảnh hưởng của các loại thuốc Tây: Một số loại thuốc chứa cafein, chất kích thích, thuốc giảm đau, chống dị ứng, hạ huyết áp có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn giấc ngủ. Đây là tác dụng thường gặp ở các loại thuốc này và hoàn toàn có thể cải thiện khi người bệnh ngưng thuốc.
- Căng thẳng, stress: Căng thẳng, lo lắng cũng là một trong những lý do mất ngủ. Theo các chuyên gia khi cơ thể bị stress não bộ sẽ luôn phải hoạt động, dẫn tới tình trạng kích thích và hưng phấn quá mức, gây khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ. Hơn thế nữa tình trạng này kéo dài còn khiến cơ thể suy giảm khả năng sản sinh Hormone Melatonin, khiến tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Việc sinh hoạt không ổn định về giờ giấc, ngủ trưa quá nhiều, phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh,… cũng là nguyên nhân khó ngủ thường gặp hiện nay.
- Ăn nhiều vào buổi tối: Thói quen ăn tối sau 7h hoặc ăn quá no cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh khó ngủ này. Lý do là bởi, thói quen này sẽ khiến hệ tiêu hóa và não bộ phải hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn. Mặt khác, việc ăn quá no vào buổi tối còn có thể gây ra tình trạng ợ hơi, đầy bụng, kích thích cơ thể tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại.
- Thay đổi múi giờ: Thay đổi múi giờ khi đi du lịch, chuyển nơi ở hoặc thời gian làm việc có thể khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn. Tình trạng này sẽ gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc tuy nhiên khi người bệnh điều chỉnh nhịp lại sinh hoạt thì giấc ngủ sẽ ổn định hơn.
- Ít hoạt động thể chất: Thói quen lười vận động sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và muốn ngủ nhiều khi còn sớm. Chính điều này đã vô tình cản trở việc đi vào giấc ngủ cho buổi tối.
Ngoài những nguyên nhân trên thì tình trạng khó ngủ còn có thể gia tăng khi có yếu tố thuận lợi như rối loạn nội tiết tố, áp lực công việc, thói quen ngáy của người ngủ cùng,…
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Ngoài những nguyên nhân thường gặp kể trên, mất ngủ còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp các bệnh lý nguy hiểm như:
- Trầm cảm và rối loạn lo âu: Khó ngủ mất ngủ là dấu hiệu thường gặp của chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Khi não bộ hoạt động quá mức dẫn đến những hành vi bất thường người bệnh sẽ khó có thể chìm vào giấc ngủ hoặc thường xuyên ngủ mơ, tỉnh giấc giữa đêm.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ sẽ gây ra tình trạng khó thở, mệt mỏi và gáy to. Các tác nhân này có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức khi thức dậy.
- Trào ngược dạ dày: Với các triệu chứng điển hình như ợ hơi, nôn trớ, nóng rát thượng vị trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân chính khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
- Một số bệnh lý khác: Ngoài các bệnh thường gặp kể trên thì mất ngủ còn là hệ quả của tiểu đường, hen suyễn, cường giáp, bệnh tim và nhiều chứng bệnh liên quan khác.
Ảnh hưởng của việc rối loạn giấc ngủ đến sức khỏe
Mất ngủ gây hậu quả gì là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các chuyên gia việc thường xuyên bị khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần bệnh nhân. Cụ thể:
- Teo não, tăng nguy cơ đột quỵ: Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, tình trạng khó ngủ kéo dài sẽ khiến não bộ có nguy cơ bị teo tới 25%. Đặc biệt với người trẻ tuổi thói quen ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày có thể khiến nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp 8 lần so với người bình thường.
- Rối loạn tâm lý và cảm xúc: Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo âu. Điều này rất dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, bị trầm cảm và hạn chế giao tiếp xã hội trong tương lai.
- Gây ra bệnh béo phì: Khi tình trạng mất ngủ diễn ra, dạ dày phải hoạt động liên tục do đó người bệnh luôn cảm thấy đói và thèm ăn những thực phẩm giàu protein. Do đó nếu không kiểm soát tốt việc ăn uống tình trạng thừa cân, béo phì sẽ tiếp diễn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
- Ảnh hưởng xấu đến tim mạch: Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc sẽ làm thần kinh bị căng thẳng. Điều này kéo dài khiến tim phải chịu áp lực lớn, lâu ngày dẫn đến suy tim, khó thở,…
- Suy giảm chức năng sinh lý: Tác hại nghiêm trọng nhất của bệnh mất ngủ là gây ra tình trạng suy giảm nồng độ testosterone ở nam giới. Điều này sẽ khiến sức khỏe và ham muốn tình dục của các quý ông bị ảnh hưởng, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…
- Tăng nguy cơ ung thư: Ngủ quá ít hoặc thường xuyên thức khuya sẽ khiến các gốc tự do có hại cho sức khỏe không được đào thải ra ngoài. Lâu ngày tăng nguy cơ ung thư nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú.
- Ảnh hưởng khả năng làm việc: Người bệnh thường xuyên thiếu ngủ sẽ không có tinh thần để làm việc, điều này gây suy giảm năng suất lao động và khả năng học tập ở mỗi người. Ngoài ra, việc thiếu tỉnh táo còn có thể dễ gây tai nạn khi vận hành máy móc và tham gia giao thông.
Chẩn đoán
Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc cá nhân. Vì vậy nếu thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời. Cụ thể các biện pháp chẩn đoán căn bệnh này gồm:
- Đầu tiên bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân điền vào nhật ký giấc ngủ để kiểm tra mô hình giấc ngủ và thời gian thức khuya của bạn.
- Tiếp đó, người bệnh sẽ được tiến hành thăm khám sức khỏe để xác định xem có đang mắc bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp và những bộ phận liên quan.
- Đặc biệt nếu người bệnh có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên khi vào giấc sẽ cần ở lại bệnh viện qua đêm để kiểm tra chi tiết. Lúc này bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm khi đang ngủ nhằm theo dõi chức năng tim, sóng não, cử động mắt,…
Cách điều trị
Mục tiêu chính của việc điều trị khó ngủ là cải thiện chất lượng và số lượng giờ ngủ. Căn cứ vào tình trạng thực tế của từng người mà các bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp phù hợp nhằm loại bỏ nguyên nhân chủ quan gây bệnh và điều chỉnh thói quen ngủ hợp lý.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y, các mẹo vặt dân gian hoặc liệu pháp tâm lý trị liệu,… Cụ thể:
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng thuốc tây điều trị mất ngủ là biện pháp ít được áp dụng bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường biện pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp bất đắc dĩ khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị mất ngủ thường gặp là:
- Trường hợp hay tỉnh giấc vào đêm: Sẽ được chỉ định các loại thuốc nonbenzodiazepines như Zolpidem và Zaleplon.
- Trường hợp không có khả năng duy trì giấc ngủ: Sẽ được chỉ định dùng Eszopiclone, Estazolam, Doxepin, Temazepam, Zolpidem liều thấp hoặc dùng Suvorexant.
- Trường hợp khó đi vào giấc: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc an thần tác dụng ngắn để hỗ trợ bệnh nhân chìm vào giấc dễ dàng. Các loại thuốc gồm: Ramelteon, Lorazepam, Zolpidem, Zaleplon,…
Ngoài các loại thuốc thông dụng thì bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm thuốc đồng vận melatonin (Tasimelteon), thuốc chống trầm cảm, barbiturate, thuốc chống loạn thần và Diphenhydramine (thuốc kháng histamin H1)…
Trên thực tế, các loại thuốc Tây chỉ đem lại hiệu quả tạm thời và không được sử dụng quá 3 ngày để tránh gây ảnh hưởng xấu. Do đó khi sử dụng người bệnh tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc đã chỉ định, đồng thời kết hợp thăm khám thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Các bài thuốc dân gian
Sử dụng mẹo vặt dân gian để cải thiện tình trạng khó ngủ là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Với nguồn nguyên liệu 100% là các thảo dược tự nhiên, dễ tìm, phương pháp này khá an toàn và không gây tác dụng phụ. Một số mẹo vặt dân gian điều trị mất ngủ hiệu quả tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo gồm:
Dùng cây xạ đen
Không chỉ nổi tiếng với tác dụng điều trị ung thư, cân bằng huyết áp, kháng viêm, cầm máu xạ đen còn được biết đến là thảo dược chữa khó ngủ, mất ngủ hiệu quả.
- Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1kg lá xạ đen khô, làm sạch sau đó sắc cùng 2 lít nước khoảng 10-15 phút.
- Sử dụng nước lá xạ đen uống mỗi ngày sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện rõ rệt.
Dùng cây trinh nữ
Trinh nữ là vị thuốc có vị ngọt, tính hàn, ít độc, tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, dịu thần kinh và an thần rất tốt. Ngoài ra trong thảo dược này còn chứa rất nhiều hoạt chất Ancaloit, Selen, Flavonozit với công dụng giảm trừ mệt mỏi và đau nhức khi thức dậy.
- Để trị mất ngủ bằng trinh nữ người bệnh chỉ cần chuẩn bị 20g thảo dược.
- Đem rửa sạch và sắc cùng 100ml nước rồi chắt nước dùng mỗi ngày để cải thiện mất ngủ và chống suy nhược thần kinh hiệu quả.
Cây lạc tiên
Theo Đông y, lạc tiên là vị thuốc có vị ngọt, tính mát, tác dụng giảm đau, an thần và lợi tiểu. Thảo dược này cũng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc mát gan, trị mề đay, mẩn ngứa rất hiệu quả.
- Đầu tiên người bệnh cần chuẩn bị lạc tiên sau đó rửa sạch, phơi khô.
- Hãm 10g lạc tiên đã khô với 200ml nước sôi.
- Chờ khoảng 5-7 phút để dược liệu thấm hết hoạt chất thì mang ra sử dụng.
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng 50g lạc tiên sắc với 1,5 lít nước rồi chia thành nhiều lần để uống trong ngày.
Đông y trị mất ngủ
Theo Đông y, mất ngủ là do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây ra. Chính vì vậy khi điều trị căn bệnh này các bài thuốc Đông y chủ yếu tập trung vào việc điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng ngũ tạng.
So với thuốc Tân dược, các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn nhưng sẽ tác động toàn diện đến sức khỏe và giúp bồi bổ, tăng cường thể trạng. Cụ thể một số bài thuốc Đông y trị mất ngủ gồm:
Bài thuốc cho người âm hư
Bài thuốc này thường được áp dụng cho những bệnh nhân gặp phải tình trạng mất ngủ 2 ngày liên tục, tâm lý buồn bực, bứt rứt. Đối với nam giới gặp phải tình trạng di tinh, nữ giới bị bạch đới kèm chứng táo bón…
- Chuẩn bị 12g đan sâm, hoài sâm, thăng ma, đẳng sâm; kết hợp với 6g viễn trí, cát cánh, ngũ vị, liên nhục; 16g lạc tiên và sinh địa; 20g táp nhân và phục thần; 2g chu sa và mạch môn; 16g bát tử nhân, quy đầu, phục thần.
- Đem các vị thuốc trên tán nhuyễn thành bột mịn rồi hoàn thành viên, dùng chu sa làm vỏ.
- Mỗi lần dùng khoảng 12g nguyên liệu, sử dụng đều đặn trong một thời gian dài hoặc có thể dùng sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa mất ngủ do can khí uất
Người mất ngủ do can khí uất thường gặp phải triệu chứng cáu gắt, đầu óc căng thẳng, buồn bã. Trường hợp như vậy có thể áp dụng bài thuốc dưới đây để tâm can thư thái, dễ đi vào giấc ngủ.
- Người bệnh chuẩn bị 12g sài hồ, phục thần, địa hoàng, bán hạ, mạch môn kết hợp với 8g bạc hà, ư truật, hoàng cầm; 6g cam thảo, vỏ quýt và 1g gừng tươi.
- Cho các vị thuốc trên sắc cùng 5 bát nước cho đến khi cô cạn còn 3 bát thì dừng.
- Mỗi ngày chia thuốc làm 3 rồi uống hết trong buổi.
Bài thuốc do tâm thần bất giao
Đối với những bệnh nhân hay bị mất ngủ do tâm thần bất giao dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ mệt mỏi, không thể ngủ được, ra mồ hôi trộm, đau lưng, mỏi gối,… sẽ được chỉ định bài thuốc tư âm giáng hỏa, thanh tâm an thần dưới đây.
- Chuẩn bị 40g quế bì, 320g địa hoàng thán, 120g lộc cửu, hoàng liên, bạch phục linh, hộc tả; 160g sơn thù du, củ mài.
- Nguyên liệu này đem tán thành bột mịn, trộn cùng mật ong rồi làm thành viên hoàn.
- Mỗi ngày dùng uống từ 2-3 lần, mỗi lần từ 8-12g.
Liệu pháp thư giãn
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân mất ngủ còn có thể được chỉ định phương pháp thư giãn để hỗ trợ hiệu quả cho các biện pháp trên. Cụ thể:
- Giãn cơ dần dần: Mục đích của phương pháp này là thư giãn cơ trên toàn cơ thể nhằm tạo cảm giác thoải mái để ngủ. Kỹ thuật này sẽ được bắt đầu thực hiện từ vùng cơ của mặt. Người bệnh tiến hành co cơ mặt trong 1-2 giây sau đó thả lỏng, thư giãn và lặp lại nhiều lần. Kỹ thuật này sẽ được áp dụng tương tự với các nhóm cơ khác như cơ hàm, cánh tay, cẳng tay,… Trường hợp cần thiết, có thể lặp lại chu trình trong vòng 45 phút.
- Đáp ứng thư giãn: Sau khi giãn cơ dần dần, người bệnh có thể ngồi hoặc nằm thư giãn sau đó thả lỏng cơ thể. Để giải tỏa căng thẳng, bạn nên điều chỉnh lại nhịp thở, hạn chế suy nghĩ về các vấn đề đã xảy ra. Thay vào đó, hướng sự tập trung vào một vật cố định, hỗ trợ đi vào giấc ngủ dễ hơn.
- Ngồi thiền: Ngồi thiền là biện pháp có khả năng giải tỏa căng thẳng, trút bỏ phiền muộn và cải thiện tình trạng mất ngủ đáng kể. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn giúp điều hòa tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi và giãn cơ rất tốt.
Ngoài các biện pháp điều trị trên thì mất ngủ còn có thể khắc phục bằng cách dùng liệu pháp mùi hương, mát xa, bấm huyệt, khắc phục các bệnh lý về trào ngược, cao huyết áp, tiểu đường,…
Ăn gì, kiêng gì khi bị mất ngủ?
Ngoài các biện pháp điều trị trực tiếp thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ. Thực tế cho thấy, một số thực phẩm có khả năng hỗ trợ giải quyết vấn đề sức khỏe cho con người nhất là triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu. Tuy nhiên cũng không ít thực phẩm có khả năng khiến giấc ngủ bị rối loạn.
Cụ thể khi bị mất ngủ bệnh nhân nên tăng cường bổ sung:
- Hạt sen: Sen được mệnh danh là thực phẩm “an thần” chữa mất ngủ rất tốt. Loại hạt này chứa nhiều vitamin B6 có tác dụng giảm đau đầu, mệt mỏi, hỗ trợ người bệnh dễ chìm vào giấc hơn.
- Cá: Không chỉ là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, cá còn chứa Tryptophan giúp an thần tự nhiên, hỗ trợ vào giấc ngủ dễ dàng. Do đó khi bị bệnh bạn nên tăng cường ăn cá ngừ, cá thu, cá hồi,….
- Đậu xanh: Tương tự như sen, đậu xanh nguyên vỏ chứa hàm lượng lớn vitamin B6 có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh Melanin, điều hòa giấc ngủ hiệu quả.
- Yến mạch: Đây là thực phẩm giàu carbohydrate với tác dụng chính là đem lại giấc ngủ ngon hơn. Đặc biệt yến mạch còn có khả năng kích thích cơ thể sản sinh Serotonin, giúp điều hòa thần kinh và thư giãn cơ thể.
- Sữa chua: Ít ai biết rằng, sữa chua chứa hàm lượng lớn acid tryptophan rất tốt cho quá trình cải thiện triệu chứng mất ngủ. Hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm này cũng có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc, hỗ trợ đi vào giấc ngủ sâu hơn.
Bệnh cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người mất ngủ còn cần hạn chế những món ăn dưới đây:
- Thực phẩm và đồ uống chứa caffein: Rượu, bia, thuốc lá, cafe, nước tăng lực đều là những thực phẩm có tác dụng kích thích hệ thần kinh hưng phấn quá mức, từ đó gây mất ngủ trầm trọng.
- Thực phẩm cay nóng: Đây là nhóm thực phẩm không chỉ kích thích hệ tiêu hóa mà còn làm cơ thể bị nóng trong, sinh nhiệt, khó đi vào giấc ngủ.
- Thực phẩm lợi tiểu: Nhóm thực phẩm này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động liên tục, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu lúc nửa đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.
Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ hiệu quả
Mất ngủ kéo dài có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bệnh nhân. Do đó để hạn chế những tác động này người bệnh nên chủ động phòng ngừa theo biện pháp sau:
- Cố gắng hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định trong ngày. Trường hợp không buồn ngủ thì bạn không nên gượng ép bản thân vào những giấc ngủ ngắn ban ngày.
- Tuyệt đối không ăn quá no hoặc sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu trước khi đi ngủ. Bởi điều này sẽ gây nặng bụng, khó đi vào giấc hơn.
- Trường hợp bị mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và thay thế loại thuốc mới.
- Loại bỏ những căng thẳng và áp lực công việc ra khỏi đầu trước khi lên giường và đi ngủ. Trường hợp quá mệt mỏi bạn nên thực hiện một số biện pháp thư giãn cơ thể trước như nghe nhạc, tâm sự, đọc sách, ngồi thiền,…
- Vệ sinh thường xuyên phòng ngủ thật sạch sẽ, giữ cho không gian sống được thoáng mát.
- Hạn chế dùng tivi, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh của vật dụng này sẽ làm giảm khả năng sản sinh Melatonin, gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu.
- Dành thời gian vận động thể chất mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
- Hạn chế việc lạm dụng thuốc ngủ khiến cơ thể bị quen hoặc nhờn thuốc, lâu ngày khó đi vào giấc hơn.
- Kiểm soát các bệnh lý là nguyên nhân gây mất ngủ như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, viêm khớp,…
- Không ngủ quá nhiều vào ban ngày đặc biệt là sau 12h trưa, người bệnh nên hạn chế thói quen ngủ nướng dù rất buồn ngủ.
Mất ngủ là bệnh lý khá nguy hiểm do đó người bệnh không nên chủ quan. Bởi tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi thậm chí phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm về tim mạch và huyết áp.
Do đó ngay khi cơ thể có dấu hiệu mất ngủ dài ngày, bạn cần nhanh chóng điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt. Trường hợp không có cải thiện cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!